BANNER

MỘT SỐ KỸ NĂNG LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Thứ năm - 30/05/2024 03:26
      Hình thức thi trắc nghiệm trong kỳ thi Tốt nghiệpTHPTkhông còn xa lạ đối với các em học sinh. Nhưng không phải ai cũng biết cách làm bài thi, sao cho nhanh và đạt kết quả cao. Sau đây là một số kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm nhanh và đạt hiệu quả.
     1. Nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa
     Dù là hình thức làm bài thi tự luận hay trắc nghiệm, việc đầu tiên để có kết quả cao là nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa. Các kiến thức trong đề thi TN THPT sẽ bám sâu vào kiến thức lớp 12. Và 10 - 15% kiến thức còn lại thuộc chương trình lớp 10, 11.
    Với lượng kiến thức rộng và dàn trải trong 3 năm học cấp 3, học sinh không nên học tủ, học lệch. Các em cần đọc kỹ các phần trong sách giáo khoa và sách bài tập. Việc nắm vững kiến thức lý thuyết giúp bạn có thể loại trừ các đáp án sai được nhanh chóng hơn.
      2. Đọc nhanh đề và khoanh vùng câu hỏi
      Sau khi nhận được tờ đề từ giám thị, thí sinh cần đọc lướt kiểm tra đề và khoanh vùng kiến thức thành 3 nhóm câu hỏi lý thuyết, câu bài tập dễ, câu bài tập khó.
     Việc đọc và kiểm tra đề giúp tránh tính trạng đề thi bị thiếu chữ, ảnh hưởng đến quá trình làm bài. Phân loại câu hỏi cũng giúp bạn giảm đi áp lực đáng kể khi làm bài thi. Nên ưu tiên làm các câu lý thuyết và bài tập dễ trước. Tránh dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Vì trong đề thi trắc nghiệm, câu dễ hay khó đều có số điểm giống nhau.
     3. Phân bổ thời gian làm bài hợp lý
     Đối với hình thức bài thi trắc nghiệm khách quan, điều gây áp lực lớn nhất lên học sinh chính là thời gian lượng kiến thức có trong đề thi. Các em cần có sự phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình làm bài thi.
Thí sinh cần vận dụng cả kiến thức và kỹ năng để tìm ra đáp án đúng trong thời gian nhanh nhất. Nên làm từ dễ đến khó với thời gian cho các câu hợp lý.
    4 Luyện đề thường xuyên
    Luyện đề thường xuyên cũng là cách để các em biết được khả năng của mình, sẽ tìm được lỗi của mình trong quá trình làm bài cũng như tìm được phương pháp tối ưu làm bài thi.
  Khi làm đề thi thử, các em nên đặt thời gian làm bài cho mình để tạo áp lực như trong lúc thi. Khi hết thời gian, kiểm tra lại đáp án và làm lại những câu sai để ghi nhớ cách làm.
      5. Một số mẹo nhỏ khi làm bài thi môn Sinh học
    Bước 1: Đọc lướt nhanh và làm tất cả những câu có thể làm được, bớt lại những câu tính toán và câu phức tạp. Bước này chủ yếu làm câu hỏi đơn giản ở dạng nhận biết và thông hiểu, các câu này ở mức nhớ lại khái niệm, các cơ chế di truyền biến dị, phương pháp chọn và tạo giống, các công thức, các cống hiến, các hạn chế của các nhà khoa học,... Sau đó đánh dấu lại các câu chưa làm được.
    Bước 2: Hoàn thành những câu cần thêm thời gian để tính toán và cân nhắc, tạm để lại những câu mới gặp lần đầu chưa biết cách làm hoặc những câu chưa được chọn đáp án nào. Bước này thường làm các dạng câu hỏi bài tập. Nói chung bài tập Sinh học dưới dạng trắc nghiệm không quá phức tạp, không cần đòi hỏi tính toán quá nhiều. Các em cần bình tĩnh, sử dụng các công thức tính toán cơ bản để áp dụng tính toán như công thức tính tần số hoán vị gen, tỉ lệ các loại giao tử, công thức để xác định quần thể có cân bằng không; công thức tính số gen trong quần thể khi mỗi gen có nhiều alen, cách viết giao tử của các cơ thể đa bội...
    Bước 3: Ở bước này số câu tồn đọng còn lại không nhiều, nhưng toàn câu khó, mới, lạ. Lúc này các em hãy bình tĩnh dùng phương pháp loại trừ để loại bớt các đáp án. Ví dụ câu có 4 phương án lựa chọn bằng loại trừ giảm đi 1 lựa chọn, xác suất đúng sẽ đến với em là 25%, nếu tiếp tục loại đi thêm một lựa chọn nữa thì xác suất đúng sẽ tăng lên. Sau bước này vẫn tồn đọng lại một số câu quá khó không thể làm được.
    Bước 4: Bước này ở cuối của buổi thi, thời gian không còn nhiều, các câu còn lại chắc là không thể có đủ thời gian làm nữa. Các em nhanh chóng đưa ra quyết định chọn ngẫu nhiên các phương án của các câu còn lại. Tất cả các câu còn lại dùng chọn một phương án. Nghĩa là các câu đều chọn phương án A hay đều phương án B ... thì xác suất đối với các câu không thể làm được sẽ khoảng 25% số câu đúng trong số câu chưa làm được.

Tác giả: trung nguyễn văn trung, Tổ Lý - Hóa - Sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tìm kiếm tài liệu

Thông tin thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi