BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
2023-03-28T22:04:06-04:00
2023-03-28T22:04:06-04:00
http://thpttxmuonglay.edu.vn/tin-tuc-su-kien/bai-tuyen-truyen-phong-chong-benh-dai-65.html
http://thpttxmuonglay.edu.vn/uploads/news/2023_03/image-20230329090311-1.jpeg
Trường THPT thị xã Mường Lay
http://thpttxmuonglay.edu.vn/uploads/300.300.png
Thứ ba - 28/03/2023 22:04
Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 55 trường hợp tử vong do bệnh Dại tại 29 tỉnh tăng với cùng kì 2019 (53 trường hợp). Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Y học khẳng định, bệnh dại khi đã lên cơn thì 100% bệnh nhân tử vong, đến nay chưa có thuốc chữa.
Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu cho người (96–97%).
Bệnh khởi phát với các triệu chứng ban đầu như sốt, sợ hãi, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu... Giai đoạn viêm não xuất hiện với các biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió. Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo các rối loạn như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp... Khi đã lên cơn dại, kể cả người và động vật đều dẫn đến tử vong.
Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng Tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
3. Khi bị chó, mèo cắn cần:
– Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại.
– Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone iodine (nếu có).
– Hạn chế làm dập nát vết thương và không bằng kín vết thương.
– Đến ngay Trung tâm Y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
– Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.